[TIN TỨC] MỖI LÍT XĂNG CÓ THỂ GÁNH 8.000 ĐỒNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

[TIN TỨC] MỖI LÍT XĂNG CÓ THỂ GÁNH 8.000 ĐỒNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Với mức trần 4.000 đồng, thuế bảo vệ môi trường với xăng hiện là 3.000 đồng một lít nhưng Bộ Tài chính lại đang lấy ý kiến để tăng trần của loại thuế này lên gấp đôi.
Theo quy định hiện nay, khung kịch trần của thuế bảo vệ môi trường với xăng là 4.000 đồng, do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra trong khung mức thu quy định tại Luật. Với khung này, hiện mỗi lít xăng đang gánh 3.000 đồng thuế bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, bản dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường vừa được Bộ Tài chính - cơ quan được giao soạn thảo - công bố và lấy ý kiến, lại đưa ra mức khung cao gấp đôi, tăng từ 4.000 lên 8.000 đồng trên mỗi lít.
Không chỉ xăng, nhiên liệu bay cũng tăng mức trần lên 6.000 đồng còn dầu dieseldầu madutdầu nhờn kịch khung là 4.000 đồng mỗi lít. Ngoài ra, trong bản dự thảo này, Bộ Tài chính cũng đề xuất tính thuế bảo vệ môi trường với cả xăng E5xăng E10.
Khung thuế bảo vệ môi trường với một số hàng hoá
Đơn vị tính: VND
Hàng hoáMức hiện hànhMức đề xuất
Xăng (trừ ethanol)1.000-4.0003.000-8.000
Nhiên liệu bay3.000-6.0003.000-6.000
Dầu diesel500-2.0001.500-4.000
Dầu madút300-2.000900-4.000
Xăng E5-2.700-7.200
Xăng E10-2.500-6.800
Túi nilon30.000-50.00040.000-80.000
 
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế tuyệt đối, gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Thuế bảo vệ môi trường đã được tăng gấp ba từ tháng 5/2015 và đã góp phần giúp thu ngân sách 2015 vượt dự toán trong bối cảnh giá dầu lao dốc.
Ngoài với các mặt hàng xăng, dầu, dự thảo lần này cũng bổ sung, sửa đổi khái niệm về túi nilon chịu thuế. Cụ thể là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp, có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó). Mức trần của thuế môi trường với túi nilon cũng tăng từ 50.000 đồng lên 80.000 đồng trên mỗi kg.

Nhận xét